Câu hỏi ôn tập mác 1


Câu 1 Anh chị hãy trình bày nguồn gốc của ý thức,theo quan điểm duy vật biện chứng.

K/N : Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.
Ngồn gốc:
1.Tự nhiên :

Ý thức ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thức phản ánh của thế giới vật chất.Các nhân tố bộ óc và sự phản ánh :

Bộ óc :Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp

Sự phản ánh: Cũng theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác. ( hoặc : Là thuộc tính chung của vật chất, được thể hiện trong sự tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất. Đó là năng lực giữ lại, tái hiện của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác.)
2.Xã hội : động và ngôn ngữ.

+ Lao động: Đưa lại cho người dáng đi thẳng đứng bằng hai chân, giải phóng hai tay có để có thể làm được những tác động khéo léo, tinh xảo khác nhau. COn người đã chế tạo ra những công cụ làm biến đổi thế giới, quyết định những đặc điểm khác nhau của các vật phẩm được làm ra. Trong quá trình lao động con người tác động vào các đối tượng hiện thực bằng bộc lộ những đặc tính, những kết cấu, quy luật vận động - tác động vào bộ óc người tạo nên cảm giác tri giác - trong quá trình cải tạo thế giới biến đổi thế giới nảy sinh những hiện tượng khác nhau sinh ra ý thức.

+ Ngôn ngữ: Lao động đã liên kết những con người - thành viên trong xã hội với nhau - nảy sinh nhu cầu trao đổi ngôn ngữ. Là cái vỏ trực tiếp của tư tưởng và chỉ diễn ra bằng phương tiện ngôn ngữ.

Câu 2; trình bày về nguyên lý về sự phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng. liên hệ với thực tiễn.

Trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm về nguyên lý. Nguyên lý là những nluận điểm về học thuyết lý luận mà tính chân lý của chúng là hiển nhiên không cần chứng minh được xác định trong tư duy của con người có chức năng lý giải mọi sự vật hiện tượng. Ví dụ: Mặt trời mọc hướng đông lặn hướng tây là một chân lý không do nhận thức chúng ta quyết định. Người định ra được sự việc trên chỉ là định ra một nguyên lý mà thôi.

Nguyên lý:

Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển, quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển, quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.

Quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời.

Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc. Điều đó có nghĩa là quá trình phát triển dường như sự vật ấy quay trở về điểm khởi đầu song trên cơ sở mới cao hơn .

Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc của sự phát triển, khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Nói cách khác, đó là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó cũng là quá trình tự thân của mọi sự vật.

Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta cần chú trọng đến điều kiện khả năng, tình hình thực tế của đối tượng để nhận ra mọi xu hướng thay đổi có thể xảy ra đối với đối tượng.

Thông qua các hoạt động thực tiễn, chúng ta cần xây dựng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi đối tượng; phát huy những mặt tốt, hạn chế những mặt xấu của đối tượng, hướng đối tượng vận động theo quy luật phù hợp với lợi ích (phát triển). 

Câu 3: Trình bày khái niệm, quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái chung, cái riêng. Liên hệ thực tiễn.

1. Phạm trù: Là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến của các sự vật và hiện tượng thuộc lĩnh vực nhất định của hiện thực.

2. Khái niệm phạm trù của phép biện chứng duy vật: Là những khái niệm chung nhất, phản ánh nhiều mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nào của hiện thực, mà là toàn bộ thế giới hiện thực nói chung.

* Cái riêng: Là một phạm trù của triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

* Cái chung: Là một phạm trù của triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.

Mối quan hệ biện chứng:  Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, biểu hiện ở các mặt sau:

- Thứ nhất: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng . Có nghĩa là không tồn tại thuần tuý , trừu tượng bên ngoài cái riêng. VD: Thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động. Vận động tồn tại dưới các hình thức riêng biệt như vận

- Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong quan hệ với cái chung . Điều đó có nghĩa là không có cái riêng độc lập thuần túy không có cái chung với những cái riêng khác.

- Sự vật hiện tượng nào cũng có hai mặt là cái chung và cái riêng, hai mặt này đều tồn tại khách quan.

* Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái chung là các bộ phận, nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.

Cái riêng phong phú hơn cái chung bởi vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái chung, cái riêng còn có những đặc điểm riêng mà chỉ riêng nó có.

Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng ® phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong, tất nhiên ổn định phổ biến tồn tại trong cái riêng cùng loại ® Cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của sự vật.

Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau: Trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của tiến trình phát triển đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ.

+ Sự chuyểnhoá của cái trung thành, cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời của phủ định.

Phép BC duy vật cho rằng cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan và giữa chúng có sự thống nhất biện chứng. Cụ thể:

          -Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng , thông qua cái riêng.Điều đó có nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại.

Ý nghĩa phương pháp luận
-Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng.
-Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.
-Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất"
Câu 4: trình bày khái niệm,quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân , kết quả. Liên hệ thực tiễn

< Phạm trù: Là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến của các sự vật và hiện tượng thuộc lĩnh vực nhất định của hiện thực.

Khái niệm phạm trù của phép biện chứng duy vật: Là những khái niệm chung nhất, phản ánh nhiều mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nào của hiện thực, mà là toàn bộ thế giới hiện thực nói chung. >

1,Phạm trù nguyên nhân ,kết quả :
- Phạm trù nguyên nhân : dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật ,hiện tượng với nhau ,từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định .
- Phạm trù kết quả : dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt ,các yếu tố trong 1 sự vật ,hiện tượng ,hoặc giữa các sự vật ,hiện tượng.

2, Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả :
- Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan ,bao hàm tính tất yếu:  ko có nguyên nhân nào ko dẫn tới kết quả nhất định và ko có kết quả nào ko có nguyên nhân.
- 1 nguyên nhân có thể sinh ra 1 hoặc nhiều kết quả và 1 kết quả có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
- Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành 1 kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận  - nghịch khác nhau đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả ,nhưng vị trí ,vai trò của chúng khác nhau : nguyên nhân gián tiếp ,trực tiếp ,bên trong ,bên ngoài …Ngược lại , 1 ng nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả trong đó có kết quả chính ,phụ , bên trong ,bên ngoài ,gián tiếp,trực tiếp …..
- Trong sự vận động của thế giới vật chất ,ko có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.
3, Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ nhân – quả :
- Phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân .
- Trong nhận thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích ,giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả .

            Liên hệ : Trong cuộc sống thường ngày những gì chúng ta làm đều có lien quan đến cặp phạm trù này. Thí dụ như có một bệnh nhân bị đau bụng phải đi cấp cứu , khi vào bệnh viện các bác sĩ phải tìm hiểu nguyên nhân người đó đau bụng để điều trị.

 Hoặc có 1 dịch bệnh gì đó ở 1 địa phương thì người ta cũng phải tìm hiểu rõ nguyên do để phòng dịch và ngăn chặn đúng phương pháp.

Câu 5.: trình bày khái niệm lượng, chất và quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại. và liên hệ thực tiễn.

Chất:Là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật, là sự thống I hữu cơ của ñ thuộc tính, làm cho nó là nó và phân biệt nó với cái khác.

Mỗi sự vật, hiện tượng có ñ chất vốn có, chính chất của sự vật nói lên nó chính là nó và phân biệt nó với sự vật khác.

Chất của sự vật là tổng hợp của những thuộc tính (là tính chất, trạng thái, là ñ yếu tố cấu thành sự vật…) cơ bản của sự vật, chính chúng quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật cũng thay đổi hay mất đi.

Những thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ với các sự vật khác, do đó việc phân biệt giữa chất và thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối vì trong mối quan hệ này là thuộc tính cơ bản (tức là chất), nhưng trong mối quan hệ khác lại ko cơ bản.

Như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng ko chỉ có 1 chất mà có vô vàn chất trong các mối liên hệ khác nhau.

Chất của sự vật còn đc quy định bởi phương thức kết cấu giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Do đó sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc cả vào sự thay đổi của các yếu tố cấu thành lẫn phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.

    Lượng:Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, về quy mô, trình độ phát triển của sự vật, biểu thị số lượng các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật.

Lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật. Cũng như chất, lượng quy định sự vật ấy chính là nó để phân biệt với sự vật khác.

Đặc trưng của lượng là được biểu thị bằng các con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, trình độ cao hay thấp,…

Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ tương đối, vì có khi trong mối quan hệ này là lượng nhưng trong mối quan hệ khác lại là chất.

2. Mối quan hệ tính chất giữa chất và lượng: Mỗi sự vật có một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động đến nhau một cách biện chứng. Trong sự vật tính quy định về chất không tồn tại nếu không có tính quy định về lượng và ngược lại.

Chất và lượng là 2 mặt đối lập:

Mỗi sự vật luôn là thể thống I giữa chất và lượng, chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi.Song, 2 mặt đó ko tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thống I giữa chất và lượng nói lên sự vất đang tồn tại.

Lượng biến đổi dẫn đến chất đổi:Lượng là yếu tố thường xuyên biến đổi (tăng hoặc giảm), lượng biến đổi trong giới hạn “độ” thì sự vật chưa biến đổi.

Độ: là giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.

Lượng biến đổi (hay tích lũy) dần đến điểm nút thì gây nên sự biến đổi vế chất thông qua bước nhảy, chất cũ sẽ mất đi, chất mới sẽ ra đời thay thế.

Điểm nút: là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật, là thời điểm xảy ra bước nhảy.

Bước nhảy là bước ngoặc căn bản kết thúc 1 giai đọa trong sự biền đổi về lượng, là sự gián đoạn tạm thời trong quá trình biến đổi liên tục của các sự vật.

    Chất mới ra đời quy định lượng mới:

Khi sự vật mới ra đời, với chất mới lại có 1 lượng mới phù hợp, tạo nên sự thống I mới giữa chất và lượng.Sự tác động của chất mới đối với lượng mới đc biểu hiện ở quy mô, nhịp điệu phát triển về lượng thay đổi.


à Tóm lại: Quy luật lượng chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi của sự vật và hiện tượng.

Trước hết lượng biến đổi dần dần và liên tục và khi đạt đến điểm nút sẽ dẫn đến bước nhảy về chất; chất mới ra đời sẽ tạo nên sự thống I mới giữa chất và lượng. Quá trình đó cứ diễn ra liên tục và làm cho các sự vật hiện tượng ko ngừng vận động và phát triển.

3.      Những hình thức của bước nhảy:
Trong W, sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng là muôn vẻ và đa dạng, nên các bước nhảy cũng phong phú, đa dạng.

    Có ñ khác nhau về tính chất như bước nhảy tự nhiên và bước nhảy XH.
    Có ñ bước nhảy khác nhau về quy mô và hình thức như bước nhảy lớn, nhỏ.
    Có ñ bước nhảy khác nhau về tốc độ và nhịp điệu như bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.

Việc nhận thức đc ñ hình thức bước nhảy có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện và điều chỉnh các bước nhảy cho phù hợp trong hđ thực tiễn.

4.      Ý nghĩa phương pháp luận:

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống lại tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn khi chưa tích lũy đủ về lượng và khuynh hướng trôn chờ, bảo thủ bỏ lỡ thời cơ khi đả có sự tích lũy đầy đủ về lượng.

Cần có thái độ khách quan, y học và có quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có đủ đk.

 Câu 6. Trình bày quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất  liên hệ thực tiễn?

Khái niệm:
* Lực lượng sản xuất: là sự kết hợp giữa người lao động (sức khỏe, thể chất, kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức lao động của họ) với tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất vật chất nhất định.
            Lực lượng sản xuất do con người tạo ra nhưng mang tính khách quan. Nó biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. LLSX nói lên năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên. Nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa lao động sống và lao động quá khứ.
            Lực lượng sản xuất là tiêu chí quan trọng nhất để chỉ ra những nấc thang của sự tiến bộ xã hội vì các chế độ kinh tế khác nhau ở chỗ, nó sản xuất bằng cách nào, với công cụ lao động nào.
            Trong LLSX gồm các yếu tố cơ bản: con người – người lao động với thể lực, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ lao động; tư liệu lao động (gồm công cụ lao động và đối tượng lao động). các yếu tố trong LLSX không thể tách rời nhau, chúng có quan hệ hữu cơ với nhau trong đó yếu tố con người- người lao động giữ vị trí hàn đầu, tư liệu sản xuất đóng vai trò rất quan trọng.
            Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng trở thành LLSX trực tiếp của xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ, khoa học đã thẩm thấu vào tất cả quy trình lao động, đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý sản xuất, trong chế tạo, cải tiến coong cụ lao động…
* Quan hệ sản xuất: là những quan hệ cơ bản giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất thể hiện ở quan hệ về mặt sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ về mặt phân phối sản phẩm. Trong đó, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định.
            Quan hệ sản xuất mang tính khách quan, nó được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử. Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác của con người.
            Quan hệ sản xuất là tiêu chí quan trọng để phân biệt hình thái kinh tế xã hội này với hình thái kinh tế xã hội khác. Các quan hệ cơ bản của quan hệ sản xuất có quan hệ tác động biện chứng với nhau trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ vị trí quy định các quan hệ khác.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:
* Vai trò quyết định của LLSX đối với sự hình thành và biến đổi của QHSX:
- Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi và phát triển. Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của LLSX mà trước hết là công cụ lao động.
- LLSX là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, nó luôn luôn vận động và biến đổi trong quá trình lịch sử.
- LLSX là nội dung, QHSX là hình thức xã hội của quá trình sản xuất. Sự biến đổi trong LLSX sớm muôn cũng kéo theo sự biến đổi trong QHSX.
- Mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao của nó là cách mạng xã hội nhằm phá bỏ “xiềng xích trói buộc” lực lượng sản xuất để xác lập QHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX.
* Tác động ngược lại của QHSX đối với LLSX:
- Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX diễn ra theo 2 xu hướng
+ Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.
+ Nếu QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
- Sự phù hợp “được quan niệm là sự phù hợp biện chứng chứa đựng mâu thuẫn”, tức là sự phù hợp trong mâu thuẫn, bao hàm mâu thuẫn.
- Tiêu chí của sự phù hợp được biểu hiện thông qua sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX mà năng suất lao động tăng, người lao động hăng hái sản xuất, LLSX phát triển.
- Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX  là quy luật chung nhất chi phối toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại.
- Quy luật này làm cho lịch sử là một dòng chảy liên tục song mang tính gián đoạn
Trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, quy luật này có những biểu hiện đặc thù của nó.
c. Liên hệ thực tiễn:
            Quy luật này cũng có chiều tác động trở lại có nghĩa là khi LLSX chưa phát triển, công cụ lao động còn thủ công, nếu người ta dùng ý chí để thiết lập QHSX tiên tiến tức là xây dựng công hữu về TLSX, hợp tác xã bậc cao thì cũng kìm hãm không cho LLSX phát triển gây lãng phí xã hội và năng suất lao động xã hội thấp.
Câu 7: trình bày quan hệ biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. liên hệ với việt nam ở giai đoạn này.

- Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng

K/n: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

Cấu trúc của cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm:

Quan hệ sản xuất thống trị (quan hệ sản xuất đương thời);

Quan hệ sản xuất tàn dư (quan hệ sản xuất của xã hội cũ);

Quan hệ sản xuất mầm mống (quan hệ sản xuất của xã hội tương lai).

- Mối quan hệ giữa các mặt của CSHT.

Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội.

Quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định tác động trở lại của đối với quan hệ sản xuất thống trị bằng cách thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.

Kiến trúc thượng tầng

- K/N: Kiến trúc thượng tầng là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hệ tư tưởng và các thiết chế tương ứng của một xã hội nhất định.

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

- Cấu trúc của kiến trúc Thượng tầng.

Hệ tư tưởng: bao gồm triết học, tôn giáo, văn học – nghệ thuật, văn hóa- đạo đức…

Các thiết chế tương ứng: bao gồm nhà nước, pháp luật, các tổ chức đoàn thể, đảng phái, các cơ quan bảo vệ pháp luật nhà nước.

Mối quan hệ giữa các mặt của KTTT.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng.

Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp.

 Quan hệ biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng.

Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.

Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định.

            Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng.

Cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế.

Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo, v.v. đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.

Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.

Quá trình đó diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế - xã hội, xét cho đến cùng là sự thay dổi của LLSX.

Mỗi yếu tố của cơ sở hạ tầng biến đổi cũng dẫn đến làm thay đổi những yéu tố của KTTT. (những quan hệ về kinh tế thay đổi tất yếu dẫn tới pháp luật, co cấu nhà nước, triế học, tôn giáo … cũng thay đổi theo.

Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.

Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối tác động trở lai với CSHT thông qua vai trò lãnh đạo của nhà nước.

Nhà nước đưa ra những quan điểm, đường lối đúng đắn thì xẽ đẩy mạnh các cơ cấu kinh tế phát triến, ngược lại nhà nước đưa ra quan điểm sai lầm sẽ dẫn tới làm suy thoái các cơ cấu kinh tế.

Các bộ phận của KTTT như triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật… cũng có sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triẻn các cơ cấu kinh tế (sự tác động đó thong qua tư tưởng của người lao động).

Ý nghĩa phương pháp luận

CSHT quyết định KTTT vì vậy muốn đưa đất nước phát triển, khi vạch ra các đường lối chính sách trước hết phải xuất phát từ các quan hệ kinh tế.

Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, nghãi là phải đẩt mạnh các quan hệ sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất cũ, quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tương lai.

Từ Đại hội VI của Đảng chúng ta đã chuyển kinh tế đất nước từ chế độ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

KTTT tác động trở lại với CSHT thông qua vai trò lãnh đạo của nhà nước vì vậy trong hoạt động thực tiẽn khi triển khai các đường lối, chính sách phải phù hợp, khoa học, phải coi trọng vai trò của chính trị, tính năng động sáng tạo của chính trị trong việc vận dụng vao các quy luật kinh tế khách quan. Tuyệt đối hoá một mặt nào đó cung dẫn tới sai lầm.
Câu 8. Trình bày quá trình lịch sử_tự nhiên của sự phát triển của các hình thái kinh tế , liên hệ với thực tiễn ở việt nam giai đoạn hiện nay.

1. Khaái niïåm hònh thaái kinh tïë - xaä höåi

          Hònh thaái kinh tïë - xaä höåi laâ möåt phaåm truâ cuãa chuã nghôa duy vêåt lõch sûã, duâng àïí chó xaä höåi úã tûâng giai àoaån phaát triïín lõch sûã nhêët àõnh, vúái möåt kiïíu quan hïå saãn xuêët àùåc trûng cho xaä höåi àoá phuâ húåp vúái lûåc lûúång saãn xuêët úã möåt trònh àöå nhêët àõnh vaâ vúái möåt kiïën truác thûúång têìng àûúåc xêy dûång lïn trïn nhûäng quan hïå saãn xuêët àoá.

          II. Sûå phaát triïín cuãa caác hònh thaái kinh tïë - xaä höåi laâ möåt quaá trònh lõch sûã tûå nhiïn

1. Sûå vêån àöång, phaát triïín vaâ thay thïë nhau cuãa caác hònh

          thaái kinh tïë - xaä höåi trong lõch sûã do sûå taác àöång cuãa caác quy luêåt khaách quan chi phöëi

          Caác yïëu töë cú baãn húåp thaânh möåt hònh thaái kinh tïë - xaä höåi coá quan hïå biïån chûáng vúái nhau hònh thaânh nïn nhûäng quy luêåt phöí biïën cuãa xaä höåi: quy luêåt vïì sûå phuâ húåp cuãa quan hïå saãn xuêët vúái tñnh chêët vaâ trònh àöå cuãa lûåc lûúång saãn xuêët, quy luêåt cú súã haå

          têìng quyïët àõnh kiïën truác thûúång têìng v.v.. Chñnh do sûå taác àöång cuãa caác quy luêåt àoá, maâ caác hònh thaái kinh tïë - xaä höåi vêån àöång phaát triïín vaâ thay thïë nhau tûâ thêëp lïn cao nhû möåt quaá trònh lõch sûã tûå nhiïn.

          2. Trong caác quy luêåt khaách quan chi phöëi sûå vêån àöång vaâ

          phaát triïín cuãa caác hònh thaái kinh tïë - xaä höåi thò quy luêåt vïì sûå phuâ húåp cuãa quan hïå saãn xuêët vúái tñnh chêët vaâ trònh àöå cuãa lûåc lûúång saãn xuêët coá vai troâ quyïët àõnh nhêët. Noá vûâa baão àaãm tñnh kïë thûâa trong sûå phaát triïín tiïën lïn cuãa xaá höåi, vûâa biïíu hiïån tñnh giaán àoaån trong sûå phaát triïín cuãa lõch sûã.

          3. Quaá trònh phaát triïín lõch sûã tûå nhiïn àûúåc quy àõnh búãi

          nhûäng quy luêåt chung cho chuáng ta nhòn thêëy lögñc cuãa lõch sûã thïë giúái. Nhûng quaá trònh lõch sûã cuå thïí vö cuâng phong phuá, coá haâng loaåt nhûäng yïëu töë laâm cho quaá trònh lõch sûã àa daång vaâ thûúâng xuyïn biïën àöíi.

III. YÁ nghôa cuãa hoåc thuyïët Maác - Lïnin vïì hònh thaái kñnh tïë

          - xaä höåi

          1. Viïåc vaåch ra nguöìn göëc, àöång lûåc bïn trong cuãa sûå phaát

          triïín xaä höåi, nhûäng nguyïn nhên vaâ cú súã cuãa sûå xuêët hiïån vaâ biïën àöíi cuãa caác hiïån tûúång xaä höåi àaä biïën xaä höåi hoåc thaânh möåt khoa hoåc thêåt sûå, khùæc phuåc moåi quan àiïím duy têm vïì lõch sûã.

          2. Laâ cöng cuå lyá luêån giuáp chuáng ta nhêån thûác nhûäng quy

          luêåt phöí biïën àang taác àöång vaâ chi phöëi sûå vêån àöång cuãa xaä höåi. Vuä trang cho chuáng ta phûúng phaáp khoa hoåc àïí nghiïn cûáu xaä höåi.

          3. Laâ cú súã lyá luêån cuãa viïåc hoaåch àõnh caác àûúâng löëi caách maång cuãa caác àaãng cöång saãn.

IV. Liên hệ bản thân Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bị thu hẹp, kẻ địch đang tấn công quyết liệt bằng nhiều hình thức và thủ đoạn, mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, những tệ nạn xã hội hàng ngày hàng giờ đang tác động nhưng tôi vẫn giữ niềm tin, phấn đấu không mệt mỏi để góp một phần nhỏ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta mà Đảng ta đã vạch ra, tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiệp chỉnh Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, có một cuộc sống lành mạnh vui tươi không chịu ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội. Đất nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng phát triển kinh tế.

Câu 9 trình bày quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. liên hệ thực tiễn việt nam giai đoạn hiện nay.

Ý thức xã hội là do tồn tại xã hội sinh ra. Vì vậy, để hiểu Ý THỨC XÃ HỘI là gì trước tiên cần hiểu TỒN TẠI XÃ HỘI :

1/ Tồn tại xã hội là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện vật chất của xã hội. Bao gồm hoàn cảnh địa lý, dân cư và phương thức sản xuất. Trong đó phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định.

2. ý thức xã hội là thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tư tưởng cùng những tình cảm tâm trạng, nẩy sinh từ tồn tại xã hội và phản ảnh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.

II/ Quan hệ biện chứng:

1/ Vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội:

Thứ nhất: Nhìn chung tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy. Ví dụ trong chiến tranh, thời kỳ bao cấp, thời kỳ đổi mới thì ý thức xã hội mỗi thời kỳ là khác nhau.

Thứ 2:  khi tồn tại xã hội thay đổi (nhất là khi phương thức sản xuất  thay đổi) thì những tư tưởng tình cảm tâm trạng của ý thức xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo.

Thứ 3: tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm xu hướng phát triển  của các hình thái ý thức xã hội

Thực chất quan hệ vật chất quyết định  ý thức xã hội. Ví dụ: tranh chấp nẩy sinh chủ yếu là do lợi ích kinh tế.

2/ Tính độc lập tương đối :

a/ Vì sao ý thức xã hội có tính độc lập tương đối: có 3 lý do sau:

Thứ nhất: Ý thức xã hội có cấu trúc phức phạp, chịu tác động của nhiều yếu tố cả vật chất và tinh thần, cả truyền thống và hiện đại, vì thế nó có tính độc lập tương đối.

Thứ 2: Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh 1  lĩnh vực của đời sống xã hội, nó có quy luật “riêng: loric của nó. Vì thế trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội nó có tính độc lập tương đối.

Thứ 3: trong xã hội có những lực lượng muốn níu kéo ý thức xã hội đó vì động chạm lợi ích của họ.

b/ Tính độc lập tương đối biểu hiện như thế nào:

Thứ nhất: Tính lạc hậu (đi sau) bảo thủ vì ý thức  phản ảnh không thực cuộc sống.  Do sức ỳ của tâm lý.  Do có những lực lượng níu kéo.

Thứ 2: Ý thức xã hội có tính kế thừa: trong quá trình phản ánh xã hội  đã có kế thừa những tư tưởng tích cực trước đó. Tuân theo  Quy luật  phủ định của phủ định

Thứ 3: Tính vượt trước: tồn tại xã hội chưa có nhưng ý thức xã hội đã có. Vượt trước có Vượt trước trên cơ sở khách quan , vượt trước ảo tưởng .

Thứ 4:  Sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội,đặc biệt là yếu tố chính trị.

Thứ 5:  sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội: sự tác động theo hai hướng, nếu ý thức xã hội tiến bộ thì thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu thì cản trở. Sự phụ thuộc trên 3 yếu tố:

+ Tính đúng đắn khách quan khoa học của bản thân ý thức xã hội đó phản ánh tồn tại xã hội.

+ phụ thuộc ý thức ấy thâm nhập vào quần chúng nhân dân đến đâu

+ phụ thuộc vào mức độ vận dụng đúng đắn sáng tạo của chủ thể lãnh đạo quản lý.

Liên hệ :

Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này trong giai đoạn hiện nay:
- Từ nguyên lý tồn tại quyết định ý thức xã hội suy ra rằng muốn nâng cao đời sống tinh thần của xã hội phải không ngừng phát triển đời sống vật chất của xã hội.
- ý thức xã hội có tác động tích cực to lớn đối với tồn tại xã hội nên cần quan tâm đích đáng đến việc giáo dục tinh thần cho quần chúng nhân dân.
- Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta vấn đề vận dụng đúng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Phát triển cơ sở vật chất xã hội trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

<  Trong chế độ Cộng sản nguyên thủy do lực lượng sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất quá thô sơ (gậy gộc, hòn đá, cung tên) nên người nguyên thủy buộc phải thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (rừng cây, con suối), phải sống tập đoàn mới có thể kiếm được thức ăn, chống thú dữ, tất cả của cải làm ra được chia đều, dùng hết không còn dư thừa, nên không thể có sự chiếm hữu làm của riêng, không có tình trạng người bóc lột người.

Nhưng khi công cụ bằng kim loại xuất hiện, lực lượng sản xuất có bước phát triển mới. Sản phẩm làm ra đủ mức sống tối thiểu và có dư ra đôi chút, đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện chế độ tư hữu, mà hình thức đầu tiên là chế độ chiếm hữu nô lệ, tù binh và các thành viên nghèo đói trong xã hội biến thành nô lệ. Người nắm tư liệu sản xuất, trở thành chủ nô.

Thời kỳ đầu, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ rất thích hợp, nó phá vỡ sự trói buộc con người trong các thị tộc, bộ lạc, tạo điều kiện cho sự phân công lao động (chăn nuôi, trồng trọt và sau này là thủ công nghiệp). Chính sự hợp tác giản đơn này của lao động nô lệ đã cho phép tạo ra những công trình đồ sộ ( Kim tự tháp Ai Câp , Kênh đào Xuê , nhà hát, Đấu trường La mã.....) lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay thúc đẩy sự phát triển rực rỡ của thi ca, điêu khắc, khoa học, triết học thời cổ đại >

Câu 10. Trình bày khái niệm cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp.

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn. 

Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, giành chính quyền vẫn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Bởi vì, chỉ khi nào giành được chính quyền, giai cấp cách mạng mới xác lập được nền chuyên chính của mình, tiến tới bảo đảm được quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Tiến hóa xã hội cũng là hình thức phát triển của xã hội. Nhưng khác với cách  mạng xã hội, nó là quá trình phát triển diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Song tiến hóa xã hội và cách mạng xã hội thống nhất biện chứng với nhau: cách mạng xã hội chỉ trở thành tất yếu lịch sử khi những tiền đề của nó được tạo ra nhờ tiến hóa xã hội. Ngược lại, cách mạng  xã hội mở đường cho tiến hóa như là những quá trình kế tiếp nhau không ngừng trong sự phát triển của xã hội.

Cải cách xã hội cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống xã hội,  nhưng khác về nguyên tắc với cách mạng xã hội ở chỗ: cải cách xã hội chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận trong khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại; những cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hóa tạo tiền đề dẫn tới cách mạng xã hội.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong các chế độ xã hội có đối kháng giai cấp, phần lớn những cải cách xã hội là kết quả của phong trào đấu tranh của lực lượng tiến bộ, và  trong những hoàn cảnh nhất định, chúng trở thành những bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội. 

Đảo chính là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước bởi một cá nhân hoặc một nhóm người nhằm xác lập một chế độ xã hội có cùng bản chất. Đảo chính không động đến chế độ xã hội và không phải là phong trào cách mạng của quần chúng, cho nên đảo chính khác hoàn toàn với cách mạng xã hội.

Giai cấp dung để chỉ những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử,khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ hưởng

Vai trò của cách mạng xã hội trong xã hội có giai cấp đối kháng:

Cách mạng xã hội là phương thức để thay thế các hình thái kinh tế xã hội:

Cách mạng xã hội do nhiều nguyên nhân như : kinh tế , chính trị , xã hội , tư tưởng …trong đó nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chủ yếu

            Trong xã hội có giai cấp đối kháng , mâu thuẫn giữa các lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời được biếu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn ấy chỉ có giải quyết qua đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp khi đã trở nên gay gắt thì sẽ trờ nên 1 cuôc cách mạng xã hội.

            Trong xã hội có giai cấp đối kháng sự tồn tại của quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở kinh tế để duy trì địa vị và quyền lực cơ bản của giai cấp thống trị. Ở đó giai cấp thống trị dùng mọi thủ đoạn, đặc biệt là sử dụng bộ máy nhà nước để bảo vệ và duy trì quan hệ sản xuất lỗi thời ấy. Ngược lại, giai cấp cách mạng và quần chúng nhân dân lao động cũng sử dụng mọi biện pháp đấu tranh, nhất là đấu tranh chính trị để nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ, thoát khỏi áp bức bóc lột, giành lấy lợi ích căn bản cho giai cấp mình.

Cuộc đấu tranh giai cấp này phát triển thành đấu tranh chính trị và khi đạt đến đỉnh cao thì chính là cuộc cách mạng xã hội. Qua cách mạng xã hội thì hình thái kinhtế-xã hội cũ bị xóa bỏ, hình thái kinh tế-xã hội mới ra đời, chế độ xã hội cũ bị xóa bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay thế nó. Đó là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng,văn hóa-xã hội, là bước nhảy vọt tất yếu của xã hội có giai cấp đối kháng.

Cuộc đấu tranh giai cấp này phát triển thành đấu tranh chính trị và khi đạt đến đỉnh cao thì chính là cuộc cách mạng xã hội. Qua cách mạng xã hội thì hình thái kinhtế-xã hội cũ bị xóa bỏ, hình thái kinh tế-xã hội mới ra đời, chế độ xã hội cũ bị xóa bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay thế nó. Đó là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng,văn hóa-xã hội, là bước nhảy vọt tất yếu của xã hội có giai cấp đối kháng.

Cuộc đấu tranh giai cấp này phát triển thành đấu tranh chính trị và khi đạt đến đỉnh cao thì chính là cuộc cách mạng xã hội. Qua cách mạng xã hội thì hình thái kinhtế-xã hội cũ bị xóa bỏ, hình thái kinh tế-xã hội mới ra đời, chế độ xã hội cũ bị xóa bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay thế nó. Đó là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng,văn hóa-xã hội, là bước nhảy vọt tất yếu của xã hội có giai cấp đối kháng.