Thông tin khóa học của trường THPT Bất Bạt


Các Khóa học từ khi trường THPT Bất Bạt 
 được thành lập đến nay !!!
           Việc biết mình học khóa nào chắc hẳn cũng được nhiều bạn quan tâm đến. Hôm nay em xin được lập ra một bảng cho các anh chị khóa trước và các bạn khóa sau và sau có thể biết đích xác mình đang học khóa nào. 
           (Các khóa học 45-46 có danh sách từng lớp, từng khối click vào năm sinh của khóa đó để xem cụ thể)
 

   
Khóa

Năm Học
Năm Sinh
Khóa
Năm Học
Năm Sinh
1
1965 - 1968
1950
26
1990 – 1993
1975
2
1966 – 1969
1951
27
1991 – 1994
1976
3
1967 – 1970
1952
28
1992 – 1995
1977
4
1968 – 1971
1953
29
1993 – 1996
1978
5
1969 – 1972
1954
30
1994 – 1997
1979
6
1970 – 1973
1955
31
1995 – 1998
1980
7
1971 - 1974
1956
32
1996 – 1999
1981
8
1972 – 1975
1957
33
1997 - 2000
1982
9
1973 – 1976
1958
34
1998 – 2001
1983
10
1974 – 1977
1989
35
1999 – 2002
1984
11
1975 – 1978
1960
36
2000 – 2003
1985
12
1976 – 1979
1961
37
2001 – 2004
1986
13
1977 – 1980
1962
38
2002 – 2005
1987
14
1978 – 1981
1963
39
2003 – 2006
1988
15
1979 – 1982
1964
40
2004 – 2007
1989
16
1980 – 1983
1965
41
2005 – 2008
1990
17
1981 – 1984
1966
42
2006 – 2009
1991
18
1982 – 1985
1967
43
2007 – 2010
1992
19
1983 – 1986
1968
44
2008 – 2011
1993
20
1984 – 1987
1969
45
2009 – 2012
1994
21
1985 – 1988
1970
46
2010 – 2013
1995
22
1986 – 1989
1971
47
2011 – 2014
1996
23
1987 – 1990
1972
48
2012 – 2015
1997
24
1988 – 1991
1973
49
2013 – 2016
1998
25
1989 - 1992
1974
50
2014 – 2017
1999

Bài thuyết trình của lớp 12A1 trong CT ngoại khóa 20_11



Bài thuyết trình của lớp 12A1 trong CT ngoại khóa 20_11
BẤT BẠT THÂN YÊU- DANG TAY ĐÓN ĐỨA CON THƠ A1
 
1. Giới thiệu về A1
Dưới mái trường Bất Bạt thân yêu, nơi đã bao thế hệ học trò lớn lên và trưởng thành rồi bay đến mọi miền tổ quốc- Nơi chắp cánh cho những ước mơ học trò được bay cao, bay xa cũng là nơi truyền lửa cho lớp lớp học sinh cùng thắp sáng những hoài bão lớn.
Nơi đó nắng vẫn chiếu sáng ấp áp mỗi sớm mai, gió vẫn đưa hương hoa sữa nồng nàn lan tỏa, hoa phượng vẫn đỏ rực mỗi khi hè về.
Và nơi ấy, bao trái tim tâm huyết vẫn ngày ngày đứng trên bục giảng truyền  tình yêu quê hương xứ sở cho học trò, bao bàn tay tận tụy dìu dắt từng cô cậu học sinh lớn lên và trưởng thành, bao khối óc vẫn say sưa nạp đầy tri thức cho tâm hồn non trẻ, nuôi dưỡng những mầm non đầy sức sống.
Và nơi ấy, mới 2 mùa hè trước đây đã dang cánh tay rộng mở đón lớp học trò K45 chập chững vào trường. Nơi đã dành cho những đứa con A1 một tổ ấm nhỏ ấm áp.
Và cũng tại nơi đây, các cô cậu học trò lớp 10A1 bỡ ngỡ ngày nào đã lớn rồi, 12A1 chứ lị------cuối cấp rồi còn gì!
"Cây phượng già treo mùa hạ lên cao
     Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp
                                      Các con ráng năm nay hè cuối cấp
                                      Chút nghẹn ngào, bụi phấn vỡ lao xao”

2. A1 từng ngày khôn lớn
2.1 (Ảnh trường khoảng 3-4 cái) Nhìn kìa những ngày A1 còn bỡ ngỡ, nhìn cánh cổng trường cấp 3 sao mà to, mà rộng. Ngôi nhà A1 sao còn lạ lẫm với bạn mới, thầy mới. A1 biết thầy cô, cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào A1 lắm! Nên từng ngày , từng giờ A1 cùng nhau học, cùng nhau chơi và tự hứa sẽ cố gắng để không phụ lòng mong mỏi ấy!.
2.2 Rồi chẳng mấy chốc A1đã thêm 1 tuổi vẫn góc hành lang ấy, vẫn khoảng sân trường nho nhỏ ấy, A1 đã lớn hơn, đã biết nhiều hơn. A1 biết rằng, học cho chính A1, học để A1 lớn khôn, học để A1 mai này trưởng thành ”học là do A1, học cho chính A1 và học cho những người thân yêu của A1”
2.3 (Ảnh trường tiếp) Rồi lại 1 mùa hè nữa qua đi, Bất Bạt- Ngôi nhà lớn bao bọc cả A1 và bao nhiêu những mái nhà của những người con khác nữa đã 46 tuổi. 46 tuổi- 1 chặng đường , dài từng bước trưởng thành và lớn lên, dù còn đang kiến thiết, dù còn đang ngổn ngang sắt thép, gạch vôi và biết bao bộn bề lo toan, ngôi nhà lớn-Bất Bạt ấy đang và vẫn nuôi dưỡng A1 ngày càng lớn khôn. A1 dù không nói ra nhưng A1 biết và A1 hiểu – Những gì mà ngôi nhà lớn Bất Bạt ấy, người mẹ lớn Bất Bạt ấy sẽ luôn lo lắng cho đứa con A1 cùng bao người con khác, giúp chúng đủ hành trang để vào đời, đủ kiến thức để vững bước trên con đường đầy chông gai phía trước. (Tổ ấm nhỏ A1 vững bước đi lên)
3. A1 vô đối.
·   Con đường tương lai còn dài phía trước. A1 rỉ tai nhau mà rằng ‘’ Qúa khứ là   những gì đã qua, tương lai  là những gì chưa tới, còn hiện tại mới là tất cả’’
·     A1 cố gắng bảo nhau học thật chăm và cũng bảo nhau chơi thật nhiều:
·     Trong những đợt thi đua. A1  giành nhau từng chút rồi kiểm nhau từng con điểm, từng bài học, từng giờ  tốt , giờ khá
·     Ở đợt thi đua văn nghệ nào A1 cũng cố gắng góp thêm điệu múa , lời hát ( dù khi còn hơi ý ẹ………)
·     Báo tường A1 đầy màu sắc với những trang bút dù còn nghuệch ngoạc, vụng về.
·     Hội trại A1 tưng bừng , sôi nổi và cũng ra trò.
+)  A1 có ý tưởng gì lạ lạ!
+)  A1 hùa nhau "làm nhanh đi’’
+)  Rồi A1 tưng bừng dựng lên cái cổng nấm.
                 Để sau đó, A1 có thêm cái đuôi… A1-Nấm
+)  A1 cũng nghịch ra trò đấy.
+)  Ầm ĩ luôn, khó ai nói nổi.
+)  Đến lúc tất cả nổi loạn.
Để thi thoảng , ngước lên  "A1 Vô Đối"
 
4. A1 còn làm thầy cô buồn nhiều lắm
A1 học là thế, chơi là vậy, nhưng A1 vẫn còn làm thầy cô buồn nhiều lắm !
A1 có thầy Dương chủ nhiệm, thầy dạy toán hay lắm mà còn hay kể chuyện cười cho A1 nghe. Những con mắt chăm chú nghe giảng , những cái đầu cặm cụi làm toán rồi những khuôn mặt vỡ cười giòn tan sau những câu chuyện ấy. Nhưng sao dần dần A1 chẳng sôi nổi đâu A1 trầm lắm, không chịu dơ tay xây dựng bài, chỉ thầy nói trò nghe thôi. Thầy cô bảo "A1 chúng nó lì lắm, trầm lắm! Hỏi chả nói – gọi chả thưa” Rồi kết quả xếp loại giờ  học của A1 lại ngày một thấp.
Rồi năm A1 lên 12, thầy Trung dạy lý A1. Thầy hiệu phó nên cũng qui củ lắm, rèn A1 ra trò. Nhưng thầy vui tính nữa, thầy cũng hay kể chuyện cho A1 nghe! Cho A1 những lời khuyên hóm hỉnh, những tiết học thực hành Vật lý của thầy thực tế và hay ho làm A1 thích lắm! Thầy không cho A1 mang sách giáo khoa lên lớp, vì thầy bảo “ Sách giáo khoa là để tham khảo và chuẩn bị ở nhà thôi, lên lớp thầy trò ta làm việc bằng cái đầu. Thầy bảo A1 phải "soạn Lý" nghe như soạn văn ý, Nhưng A1 dần quen , A1 cũng thấy ra nhiều điều. Thầy còn tạo điều kiện cho các bạn học khối khác A được mang sách giáo khoa đến lớp với điều kiện vẫn phải học nhé! Nhưng thầy có một yêu cầu thôi mà mấy lần A1 vẫn  chưa làm được  "Ít nhất 50% cánh tay giơ lên khi kiểm tra bài cũ”
Dù A1 học tự nhiên nhưng  cũng không phải không có bạn học khối C. Cô loan dạy văn từ khi A1 còn học lớp 10 bỡ ngỡ. Để A1 vẫn yêu văn, yêu thơ, yêu chữ mà vẫn học tốt mấy con số, cô cũng vất vả lắm. Đương nhiên với A1 cô yêu cầu với ý thức tự giác cao hơn, cô có nhắc A1 nên thế này, thế kia, bảo A1 cũng nhiều thứ lắm. A1 có nghe lời cô thật đấy, nhưng đôi khi vẫn chẳng vào đầu. Và A1 phải cảm ơn cô nhiều lắm, vì đã gợi ý cho A1 đứng lên đây và nói những gì A1 cần phải nói và muốn nói.
5. Kết.
·     A1 sẽ không quên những lời thầy cô nói với A1.
·     A1 đang và sẽ cố gắng học tập, cùng nhau rèn luyện.
·     A1 tự hứa với mình, tự nhủ với bản thân vì chính tương lại A1 mà phấn đấu , nhìn vào chính những kỳ vọng, mong đợi của thầy cô , cha mẹ A1 làm động lực để xây dựng một A1 đoàn kết, vững mạnh.
Lời cảm ơn:
          Qua đây
1)  A1 xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của  Thầy Dương về mặt kĩ thuật trong quá trình xây dựng bài thuyết trình này. Và trân trọng cảm ơn vì thầy là thầy chủ nhiệm của chúng em.
2)  A1 cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Văn Trung đã tâm huyết cho A1 những lời khuyên bổ ích và giúp đỡ A1 hoàn thành bài TT này.
3)  A1 xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Tổ văn sử địa đã tạo cơ hội cho A1 được thực hiện bài thuyết trình này. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và gợi ý của cô KT Loan để A1 có thể nói lên những lời A1 muốn nói.
4) Cuối cùng A1 xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong toàn trường đã luôn luôn quan tâm dạy dỗ A1 và cảm ơn toàn thể các bạn đã giúp đỡ A1 hoàn thành bài thuyết trình này. Cảm ơn tất cả các bạn đã lắng nghe A1 nói.
Và qua đây A1 cũng muốn nhắn nhủ với các bạn: hãy cùng nhau cố gắng, nỗ lực hết mình vì chính các bạn để đền đáp công ơn cha mẹ, thầy cô.
 
 
Xin trân trọng cảm ơn !!!

Nghị luận tư tưởng đạo lí : đức tính khiêm nhường?


Đức khiêm tốn là một đức hạnh không làm khổ mình, khổ người, luôn mang niềm vui hạnh phúc đến cho chính mình và mọi người, giúp tâm hồn luôn thanh thản an vui và vô sự.
Đức khiêm tốn thường thể hiện qua từng hành động, lời nói và suy nghĩ không khoe khoang hay nói:
1. Những gì mình biết, mình giỏi (nấu ăn giỏi, chuyên môn, …)
2. Những gì mình có (của cải, sự giàu sang từ cái nhà, chiếc xe, quần áo model nhất, thức ăn ngon, vật dụng điện tử mới nhất, cho tới những vật dụng nhỏ nhất trong nhà)
3. Những gì mình đã đạt được, đã làm được (đã học xong bằng tiến sĩ, vừa mới ráp được một hệ thống chống trộm,…)
4. Những gì mình hiểu (lời dạy của Phật, của Chúa, của vị nào đó, của ai đó,…)
5. Về những bằng cấp, chứng chỉ, bằng khen, huy chương,…
6. Về những việc làm tốt, việc làm từ thiện, những việc giúp người, giúp thú vật, giúp thành phố bằng cách bỏ thời gian, công sức, trí tuệ, tiền của, vật chất hay những lời khuyên,…
7. Về những quan hệ của mình với những người có danh, có thế lực, nổi tiếng, giàu sang hay có đức trọng,…
8. Về cái đẹp, cái thông minh, sự giàu sang, sự hiểu biết hay học thức, cái tài, gia đình, dòng họ, dân tộc, đất nước của mình.
9. Không thổi phồng hoặc tự đánh giá cao về mình.

Ngoài ra những người khiêm tốn còn
1. Không tham gia vào những trò thi đấu hơn thua, tranh tài.
2. Không tham gia vào những nơi đông đúc, ồn náo mà chỉ thích sống một mình, trầm lặng tư duy về cuộc sống thiện ác để tránh xa điều ác, tăng trưởng điều thiện.
3. Tránh xa những người giàu có, có thế lực, có uy quyền, …
4. Làm việc gì cũng không cần ai khen, chỉ biết làm tốt, làm cho xong việc và rất cẩn thận.
5. Làm theo ý kiến, yêu cầu, đề nghị của người khác để người vui, mình vui. Không bao giờ làm theo ý mình, cho ý mình là hay là đúng nhất,…
6. Luôn thưa hỏi người khác trước khi làm việc gì mà không tự ý làm theo ý của mình.
7. Ai nói gì, khen hay chê, nói tốt hay xấu, nói về người khác thì người khiêm tốn đều im lặng không bình luận đúng sai, phải trái.
8. Không nhiều chuyện phân tích chuyện của người, chuyện đời, chuyện kinh tế, chính trị của xã hội,…
9. Không tự nói lên ý kiến của mình mà chỉ trả lời những gì người khác hỏi.
10. Ăn mặc giản dị, gọn gàng sạch sẽ
11. Sống đơn giản, không cầu kỳ, khoe trương ta cũng có thứ này thứ nọ như mọi người, không chạy theo vật chất thế gian, không chạy theo cách sống của người khác. Họ sống rất thiểu dục tri túc, không ăn xài phung phí, biết suy nghĩ tính toán, tư duy kỹ trước khi làm điều gì.
12. Biết lắng nghe người khác, không chú trọng “cái tôi”, mà biết quan tâm đến vấn đề của người khác.

Cuộc chiến chống HIV-AIDS bắt đầu từ chính các bạn



ĐỀ: Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ trước lời kêu gọi của Cô-Phi An-Nam: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”


Bài làm
 
      Hiện nay, con người đang phải đối mặt với vô số đại nạn như: thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh, khủng bố… đang đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người,  ảnh hưởng nặng nề đến chính trị , kinh tế của các nước. Trong số đó, đáng nói đến là đại dịch HIV/AIDS. Để ngăn chặn nó, chúng ta hãy lời kêu gọi của Cô-Phi An-Nam: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.
      Để hiểu rõ hơn về lời nói trên, chúng ta hãy tìm hiểu về căn bệnh này. AIDS (còn được gọi là SIDA) là 1 căn bệnh khủng khiếp. Nó làm suy giảm khả năng miễn dịch của con người để có thể chống chọi với bệnh tật. Căn nguyên của thứ bệnh ấy là của 1 loài siêu vi đã được Y học thế giới nhân dạng và đặt tên là HIV. Trên thế giới chưa có thứ thuốc nào có thể chống lại căn bệnh quái ác ấy, thuốc tốt nhất hiện nay cũng chỉ làm kéo dài sự sống, mọi khả năng phòng ngừa cũng chỉ để khống chế khả năng lây bệnh mà thôi. Đại dịch HIV/AIDS đang là thảm họa, mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm bệnh, gây tỉ lệ tử vong cao. Chính vì vậy , xã hội phải tốn nhiều tiền của, công sức để chăm lo cho người bệnh mà đáng ra số tiền ấy có thể chăm lo cuộc sống cho người nghèo.
      Mặc dù đáng sợ như vậy, vẫn còn rất nhiều ngưới có quan niệm sai lầm rằng: đây là việc của ngưới khác, chỉ liên quan đến những người nhiễm HIV. Có nhiều trường hợp: người bị HIV cô đơn, bị bỏ rơi trong tuyệt vọng chỉ vì sự kì thị, vô trách nhiệm của người thân. Đáng buồn hơn, số người bị HIV tử vong do thiếu sự quan tâm, chăm sóc và tình thương của mọi người nhiều hơn con số tử vong do các bệnh khác gây nên. Với đạo lí làm người, không ai được dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Chính lúc này đây, mọi người phải nắm lấy tay nhau, đoàn kết cùng nhau xoa dịu nỗi đau cho những con người bất hạnh kia để họ cảm thấy cuộc đời đáng để sống. Tuy nhiên ta cần trang bị những kiến thức cơ bản để tránh bị lây nhiễm. Mặc dù rất nghiêm túc nhưng cũng có thể bị lây bệnh: truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, bác sĩ, y tá…, chẳng may bị dịch tiết của người bệnh vào vùng da bị trầy xước… Do vậy mọi sinh hoạt chung với người bệnh phải thật sự cẩn thận và chắn chắn.
      Như vậy, chúng ta đã biết được sự nguy hiểm cũng như sự cấp bách trong việc phòng, chống đại dịch HIV/AIDS. Vì lẽ này mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm, cùng nhau hòa nhịp vào không khí chống căn bệnh HIV/AIDS. Chúng ta phải lên tiếng, phải tuyên truyền trong cộng đồng về việc phòng chống bệnh tật: cần phải cho mọi người biết về mức độ nghiêm trọng của vấn đề, không thể xem thường được. Chúng ta phải cảnh báo cho mọi người về nguy cơ lay nhiễm HIV để mọi người tự bảo vệ mình. Và trên hết, chúng ta cần san sẻ với người bệnh để xóa mặc cảm trong họ để họ cảm thấy lạc quan hơn và kéo dài sự sống. Đây là lúc mà tình người được san sẻ, thể hiện, cũng như câu nói mà Mác xim Goóc ki đã gửi gắm: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quan trọng hơn cả là thái độ của mọi người xung quanh với người bệnh: không kì thị. Tôi và bạn, hãy nắm tay nhau để hiệp lực chống lại đại dịch này và chăm sóc, quan tâm những con người thiếu may mắn ấy.
      Chính vì vậy, chúng ta hãy hưởng ứng lời kêu gọi của Cô-Phi An-Nam: “Hãy sát cánh với tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống HIV/AIDS bằt đầu chính các bạn”. Hãy đồng tâm hiệp lực, cuộc chiến này có thể còn khá xa nhưng nếu chúng ta vững lòng, đầy ý chí thì bất cứ vật cản nào chúng ta cũng vượt qua được.

"Trong thế giới khắc nghiệt của AIDS,không có khái niệm “chúng ta” và “họ”



Trên thế gii hin nay có nhiu vn đ bc bách được đt ra.Trong đó vn đ nan gii nht  chính là HIV/AIDS.Mc dù xã hi ngày càng phát trin,trình đ hiu biết ca con người ngày càng nâng cao,nhưng mt s nước Châu Phi và Châu Á,mà đin hình là Vit Nam,người dân vn chưa có s hiu biết đy đ và rõ ràng v căn bnh thế k này.Chính vì vy,Cô phi An-nan,vn là người Châu Phi đu tiên làm tng thư kí Liên Hp Quc trong hai nhim kì,đã gi đi mt thông đip nhân ngày thế gii phòng chng HIV/AIDS,1/12/2003 nhm kêu gi công dân quc tế tích cc phòng chng HIV/AIDS,trong đó ông đã khng đnh:” Trong thế gii khc nghit ca AIDS,không có khái nim “chúng ta” và “h”.Trong thế gii đó,im lng là đng nghĩa vi cái chết”.
 
Dù HIV/AIDS được xem như mt căn bnh thế k,nhưng không phi ai cũng biết rõ đ ngăn nga nó. AIDS còn gi là SIDA hay bnh lit kháng là mt hi chng ca nhiu bệnh nhim trùng mà người nhim HIV gp phi do hệ miễn dịch ca cơ th b tn thương hoc b phá hy nng n. Các bnh này được gi là các bnh nhim trùng cơ hi. AIDS được coi là giai đon cui ca quá trình nhim HIV. Tuy nhiên, mi người khi mc AIDS s có nhng triu chng khác nhau, tùy theo loi bnh nhim trùng cơ hi mà người đó mc phi, và kh năng chng đ ca h min dch mi người.Còn HIV là virus gây hi chng suy gim min dch người..”Chúng ta” đây chính là tác gi,là công dân trên khp thế gii,nhng ai chưa mc bnh,có s hiu biết v HIV/AIDS.Ngược li “h” là nhng người đã,đang và s mc bnh khi không có hiu biết v căn bnh này.
 
Nhng người khi mi bt đu nhim bnh thì không h biết là mình đã nhim vì không có triu chng đc hiu .Khi bnh nhân phát hin ra mình đã b bnh thì h s tr nên t ti,không mun giao thip vi bên ngoài.H ngi ngùng không mun nói cho mi người biết vì s b xa lánh,kì th.H không vào bnh vin đ cha tr vi ý nghĩ s không th cha tr được,dù gì h cũng s chết.Vào lúc này,nếu như bnh nhân được chăm sóc v mt th cht ln tinh thn thì h s dn gim được bnh,tiếp tc sng gia cuc đi,có được tinh thn yêu cuc sng.Cô phi An-nan đã nêu lên nhn đnh v s phân bit,kì th gia người không mc bnh và người mc bnh.Nước ta đã thc hin nhiu chương trình nhm giúp người dân có thêm s hiu biết v căn bnh này đ phòng nga.Khi đi trên đường chúng ta có th thy nhng bng hiu,áp phích nói v bnh HIV/AIDS và cách phòng nga bng  nhng hình nh chân tht.Tht đáng mng khi nhng người đã tng mc bnh nhưng nh s lc quan,s đng viên ng h ca người thân,gia đình đã có th  vượt qua s phn,chuyên tâm cha tr,t đó có th tr li làm vic và sng hnh phúc như nhng người bình thường khác.
 
Tuy nhiên,có nhng người dù hiu biết v HIV/AIDS nhưng vn xem thường,ch quan,có li sng phóng túng,không đàng hoàng dn đến mc bnh.H b quên tui tr,sc khe ca bn thân trong nhng cuc vui vô b đến khi phát hin ra thì đã quá mun,làm liên ly đến người thân,lây bnh cho nhng người vô ti.Đc bit là trường hp dù biết là mình mc bnh nhưng h li giu giếm người thân,không đ cho ai biết,hoc không được chăm sóc,đng viên ,không đi cha bnh mà ch ch chết.Nhng người như h tht đáng chê trách.
 
Chúng ta cn phi phòng nga và ngăn chn b nhim HIV\AIDS bng cách khám sc khe đnh kì đ sm phát hin ra bnh.Khi đã mc bnh chúng ta cn phi đến bnh vin gn nht đ được tư vn,hướng dn cách cha tr.Người thân trong gia đình có người mc bnh cn phi chăm sóc,đng viên người bnh giúp h có thêm mc đích sng.Chúng ta không được kì th người bnh mà phi to cơ hi cho h được sng trn vn,đy đ như người bình thường.
 
Như chính tác giả Cô phi An-nan đã nói:”Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HV/AIDS.Hãy cùng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng,kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.Hãy sát cánh cùng tôi,bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.Qủa đúng như vậy,tôi-bạn-chúng ta hãy cùng nhau tạo nên một thế giới “người yêu người sống để yêu nhau”.