Ôn tập địa lí kiểm tra học kì a1k44 THPT Bất Bạt

1.Tại sao trung du và miền núi bắc bộ lại có vai trò quan trong công cuộc xây dựng đất nước

              Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
              Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ.
              Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.
              Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
              Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.


 ..........
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 50 – 100 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư … còn ở một số tộc người.
.........

2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế bồng bằng sông hồng( Thuận lợi và khó khăn )

I/ Các thế mạnh chủ yếu của vùng:

a/Vị trí địa lý:


+Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo động lực phát triển vùng và các vùng khác.
+ Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.
+ Gần các vùng giàu tài nguyên.

b/Tài nguyên thiên nhiên:

- Diện tích đất nông nghiệp lớn .
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Tài nguyên nước phong phú.
- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch).
- Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

c. Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư đông nên có lợi thế:
+ Có nguồn lao động dồi dào.
+ Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
- Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.
- Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…)
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…
- Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống…với 2 trung tâm KT-XH là Hà Nội và Hải Phòng.

2. Hạn chế:

- Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép về nhiều mặt, nhất là giải quyết việc làm.
- Thời tiết thất thường và thường có thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán…
- Sự suy thoái một số loại tài nguyên, thiếu nguyên liệu phát triển công nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.


 3. Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cât công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến được xác định là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp của nước ta.

-Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, lại có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng lao động nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu.

-Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp còn góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng núi, trung du và cao nguyên, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

-Việc phát triển các vùng chuyên canh cât công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến được xác định là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp của nước ta.

http://vn.360plus.yahoo.com/haianh_230691/article?mid=386


0 Coimments:



Khi bạn viết bình luận, cần tuân thủ một số quy tắc sau:

Bình luận nghiêm túc, không xúc phạm
CẤM CHỬI TỤC
---CÓ gì từ từ nói !---

Comment nhiều sẽ giải thưởng
Chỉ HELP để được trợ giúp

───>
Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận. Chữ Ngược Kute Text Chữ đậm Chữ nghiêng Chèn Link Chèn Link Thank !

Chọn Xóa